VIỆC MÌNH THÍCH HAY VIỆC KIẾM NHIỀU TIỀN?

Thu nhập – sở thích – năng lực là 1 trong 3 yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sự nghiệp hay công việc của một người. Người bình thường đôi khi chỉ chọn 1 trong 3, nhưng người khôn ngoan sẽ tìm mọi cách để lựa chọn tất cả mà không bỏ qua điều gì.

Người xưa có câu “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”. Bài học này dạy cho chúng ta biết rằng, thà bỏ toàn bộ tâm huyết để theo đuổi, nỗ lực hoàn thành một việc duy nhất còn hơn làm hết việc này đến việc khác mà không nên thành tựu gì.

Tuy nhiên, ở thời đại bây giờ, mọi người lại dần có xu hướng phát triển ngày càng đa năng đa nhiệm. Điển hình rõ ràng nhất chính là trường hợp của một nhân viên Marketing, tên là Tô Giai Ninh.

Anh ta là một thanh niên điển hình của thế hệ 9x, năng động, nhiệt huyết, chịu khó chịu khổ và có tham vọng. Tô Giai Ninh ban ngày làm việc tại một công ty quảng cáo, lương tháng chỉ 10 triệu đồng. Nhưng anh vẫn có tiền mua nhà, mua ô tô, chi tiêu hào phóng với bạn bè, người thân.

Hỏi ra mới biết, Tô Giai Ninh còn mở một câu lạc bộ bi-a tư nhân, tự làm truyền thông, kết nối mạng lưới, chăm chỉ xây dựng quan hệ xã giao. Ở thời điểm làm ăn tốt, thu nhập ngoài lề mỗi tháng từ câu lạc bộ này gấp chục lần tiền lương từ công việc chính. So với những người làm công ăn lương thông thường, Tô Giai Ninh đã đạt được tự do tài chính từ lâu.

Sau khi suy xét cẩn thận, mọi người nhận ra, Tô Giai Ninh đã rất thông minh khi không gắn chặt bản thân vào một nguồn thu nhập duy nhất. Đây cũng là đạo lý minh chứng cho câu nói “Thỏ khôn có ba hang”. Anh ta sẽ không phải lo lắng, luống cuống tay chân khi bị chặt đứt một con đường sống.

Tham gia vào nhiều ngành nghề, chúng ta lại càng có cơ hội tiếp cận được nhiều cơ hội để tìm ra sở trường, thế mạnh và đam mê của bản thân. Đó cũng là cơ hội để thỏa mãn cả yêu thích cá nhân lẫn nhu cầu việc làm ổn định, không bị sự đơn điệu và nhàm chán của công tác mài mòn nhiệt huyết bản thân.

Bí quyết để đạt được điều này chính là tìm được những cơ hội sự nghiệp thích hợp với bản thân, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu nhất của mình bao gồm: Vui vẻ, thành tựu và tiền tài.

Vui vẻ: Chỉ khi một người nhiệt tình yêu thích công việc đang làm, chúng ta mới sinh ra cảm giác vui vẻ hạnh phúc.

Thành tựu: Chỉ có thể đạt được nhờ vào năng lực chuyên môn.

Tiền tài: Có công tác, có việc làm mới có thể đạt được thu nhập ổn định.

Lý tưởng hoàn mỹ, còn hiện thực lại khó khăn. Không phải ai cũng có cơ hội để đạt được cơ hội tìm được một công việc vừa phù hợp với chuyên môn, vừa đảm bảo sở thích, lại có thu nhập hấp dẫn.

Thông thường, công việc của một người có thể chia ra làm 7 loại sau đây:

Kiểu thứ nhất: Đi theo sở thích – Công việc yêu thích, nhưng không quá am hiểu, cũng không kiếm được nhiều tiền

Ví dụ như một người thích hội họa, nhưng vẽ không tốt, cũng không thể kiếm nhiều tiền nhờ việc vẽ tranh.

Kiểu thứ hai: Làm việc chăm chỉ – Công việc yêu thích, kiếm ra tiền, nhưng không quá am hiểu

Anh Lương là người có giọng nói lớn, câu chữ rõ ràng, làm MC chuyên chủ trì các sự kiện, kiếm được không ít. Tuy anh khá thích công việc này, vô cùng chăm chỉ, nhưng tính cách lại không đủ linh hoạt và nhạy bén, khả năng điều tiết không khí hiện trường và cảm xúc người xem cũng không cao, do đó, luôn phải chuẩn bị rất kỹ kịch bản làm việc. Thậm chí, từng câu từng chữ đều phải viết sẵn rồi học thuộc. Kiểu công việc này không quá bất lợi, nhưng cũng rất khó phát triển vượt bậc.

Kiểu thứ ba: Hiệu quả lợi ích – Công việc không thích, cũng không quá am hiểu, nhưng kiếm ra tiền

Đây là tình trạng phổ biến của đại đa số người đi làm hiện nay. Họ không quá đam mê công việc này, cũng không thể hiện quá xuất sắc, nhưng đem lại đồng lương thu nhập. Khi có một đối thủ cạnh tranh bản lĩnh hơn xuất hiện, kiểu người này rất dễ bị chèn ép và đào thải.

Kiểu thứ tư: Công việc lý tính – Không thích, nhưng am hiểu, kiếm tiền tốt

Nhiều người tận dụng thế mạnh của bản thân để lựa chọn nghề nghiệp, có bản lĩnh thực sự nên đạt được một mức thu nhập tốt, nhưng luôn cảm thấy công tác quá buồn tẻ, nhàm chán và không hấp dẫn.

Kiểu thứ năm: Loại hình hư vô – Am hiểu nhưng không thích, càng không có thu nhập tốt

Ví dụ như bạn giỏi rửa bát, giỏi gấp quần áo, giỏi dọn dẹp nhà cửa… Đây đều là những việc vặt, rất khó có một tiền đồ phát triển lâu dài. Hầu hết những người đi theo con đường này không từ bỏ thì cũng chỉ kiên trì vì không còn sự lựa chọn nào khác.

Kiểu thứ sáu: Loại hình ảo tưởng – Có thích, có giỏi, nhưng không kiếm ra tiền

Cho dù bạn làm tốt và yêu thích đến mấy nhưng với công việc không đảm bảo thu nhập, rất ít người có thể kiên trì phát triển. Thông thường, mọi người chỉ coi đây là một sở thích hoặc nghề phụ trong thời gian rảnh rỗi.

Kiểu thứ bảy: Công tác hoàn mỹ – Thích, giỏi và có tiền.

Bảy loại nghề nghiệp trên đây đã bao gồm tất cả các con đường một người có thể lựa chọn. Cho dù rất nhiều người không hài lòng với sự nghiệp hiện tại nên tìm mọi cách thay đổi, nhưng cũng chưa hẳn đã tìm được loại hình ưng ý hoàn toàn.

Lại nói, người ta có câu: “Không có một cá nhân nào hoàn mỹ, chỉ có một đội nhóm hoàn mỹ.” Các thành viên có ưu khuyết riêng, kết hợp lại với nhau mới có thể đạt hiệu quả tốt.

Áp dụng đạo lý này vào thời điểm lựa chọn nghề nghiệp cũng có thể đạt được kết quả tương tự. Phải biết cách kết hợp giữa nghề chính và phụ, giữa sở thích, năng lực cá nhân và cả năng lực kiếm tiền để bổ sung cho nhau, tạo ra một tổ hợp hoàn chỉnh. Để làm được điều đó, chúng ta có thể dùng 3 phương pháp sau đây:

Thứ nhất, sử dụng “Phương pháp truy vấn sâu”, lập ra một danh sách các ưu khuyết điểm riêng với từng ngành nghề, từ đó lựa chọn đáp án mình thực sự thích.

Phải biết rằng, tỷ phú Jack Ma từng nói: “Có được một công việc yêu thích chính là tiền đề tốt nhất để gây dựng sự nghiệp.”

– Xác định vị trí của mình

– Xác định phương thức tư duy

– Xác định năng lực gánh chịu trách nhiệm và công tác

– Xác định nội dung công việc mình mong muốn

– Xác định tình trạng các mối quan hệ

Thứ hai, sử dụng bài test tự định hướng Self-Directed Search của nhà khoa học nổi tiếng John Henry Holland để xác định hứng thú công tác đối với việc làm của bản thân.

Thứ ba, đánh giá hai chiều để tìm ra lĩnh vực bản thân am hiểu nhất trong các nghề nghiệp yêu thích, từ đó xác định con đường chính – phụ trong sự nghiệp.

Quá trình tự đánh giá này cũng sẽ giúp chúng ta làm rõ và tập trung được đâu là thế mạnh mình cần phát huy. Trong cuốn sách “Phát hiện ưu thế bản thân” đã chỉ ra rằng, khi chúng ta phát hiện điểm mạnh của mình, được làm những việc mình am hiểu thì rất dễ đạt được thành công. Dựa vào những đặc điểm đó, chúng ta sẽ tìm được cơ hội phát triển đúng đắn cho mình.

 

Nguồn: TopCV