TÁC ĐỘNG CỦA COVID LÊN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

Kết quả khảo sát mới nhất nhằm đánh giá tác động của Covid-19 đến doanh thu và lực lượng lao động, đặc biệt là tại các doanh nghiệp đa quốc gia. Ngoài ra, khảo sát cũng đề cập đến các kế hoạch cho việc chuyển đổi lực lượng lao động trong tương lai và ưu tiên của doanh nghiệp khi đối mặt với đại dịch lần thứ 2 và khả năng suy thoái kinh tế đến cuối năm nay.

Khảo sát này đã tập hợp ý kiến từ hơn 330 chuyên gia nhân sự. Hầu hết trong số họ ở cấp quản lý hoặc giám đốc, làm việc trong công ty đa quốc gia tại Việt Nam. 77% người tham gia khảo sát đã hoàn thành tất cả các câu hỏi.

TÁC ĐỘNG CỦA COVOD-19 LÊN DOANH THU VÀ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG

1. VỀ KHẢO SÁT

Theo khảo sát, 93% các công ty bị tác động của COVID-19 lên hoạt động tài chính. Trong số đó, 43% doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng có doanh thu sụt giảm tới 21-40%. Ba lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất là ngành Thực phẩm & Đồ uống (47%), Bất động sản (56%) và Sản xuất (44%).

Bên cạnh doanh thu và hoạt động kinh doanh giảm sút, nhiều công ty phải đối mặt với những quyết định nhân sự khó khăn, bao gồm cả việc sa thải hoặc cắt giảm lương. 30% doanh nghiệp giảm số lượng nhân viên từ 1-20% và 16% doanh nghiệp thậm chí phải cắt giảm 21-40% số lượng nhân viên hiện tại.

Để giảm thiểu rủi ro vì đại dịch hơn, 58% các công ty hoãn tất cả các hoạt động tuyển dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn (75%). Các giải pháp ​​giảm chi phí lao động khác bao gồm hoãn đợt đánh giá kết quả công việc và tăng lương (37%); hủy các chương trình thực tập (28%); giảm giờ làm việc (26%); yêu cầu nghỉ phép không lương tạm thời (16,5%); ngừng gia hạn hợp đồng vô thời hạn (12,46%). Khi đưa ra các quyết định đó, 69% các công ty đã trao đổi hoặc đàm phán với nhân viên của họ trước.

2. THÁCH THỨC VỀ TỐI ƯU HÓA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO

Theo ước tính trong khảo sát, 31% doanh nghiệp dự kiến ​​sẽ phục hồi trong 1-3 tháng tới, trong khi 29% công ty khác có mất nhiều thời gian hơn từ 3-6 tháng. 8% công ty cho biết sẽ không trở lại bình thường sớm cho đến năm sau.

Trong thời gian này, người quản lý được đề cao bởi tinh thần hợp tác, giải quyết vấn đề và khả năng thích ứng (58%). Tiếp đó là sự đồng cảm và hỗ trợ tốt (51%), và giữ cho nhân viên gắn bó với các giá trị và văn hóa của công ty (46%).

Ông Andree Mangels cho biết: ''Trong khi hầu hết các công ty đều tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của chính phủ để tăng cường vệ sinh & khử trùng nơi làm việc và cho phép làm việc linh hoạt, vẫn còn số ít công ty hỗ trợ nhân viên của họ về mặt tinh thần. Chỉ 24% các công ty đã mở một cuộc khảo sát nội bộ để hiểu nhân viên đang nghĩ gì và cảm thấy thế nào, 21% phát động các chương trình cải thiện sức khỏe tinh thần nhân viên và 12% có hoạt động công nhận đóng góp của nhân viên trong những thời điểm khó khăn này.

Với sự gia tăng gần đây của các trường hợp Covid-19 tại Việt Nam khiến một số thành phố quay trở lại giãn cách xã hội và làm việc từ xa, đây là cơ hội để các nhà quản lý cân nhắc lại phương pháp lãnh đạo của mình. Chỉ số EQ cao hiện là tiêu chuẩn cho các nhà lãnh đạo trong giai đoạn căng thẳng này. Tôi khuyên bạn nên đầu tư thời gian vào việc lắng nghe nhân viên sâu sắc, hạn chế việc phán xét và đưa ra mệnh lệnh. Thúc đẩy văn hóa cảm thông và quan tâm sẽ giúp giữ cho mọi người có động lực để gắn kết và làm việc hiệu quả hơn’’.

Nguồn: Adecco